Kinh tế Việt Nam năm 2022
Sau thời gian 2 năm 2020-2021 tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế", năm 2022 vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục
Sau thời gian 2 năm 2020-2021 tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, năm 2022 vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ . Năm 2022, Chính phủ cũng đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế, phí… song tổng thu ngân sách Nhà nước đến hết năm đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng (78,4 tỷ USD), tăng 27,8% do với dự toán.
Việc kinh tế Việt Nam năm 2022 không bị suy thoái trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng chống chịu khá tốt của nền kinh tế.
GDP đạt 409 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD. Ước tính GDP năm nay tăng 8,02% so với năm trước và đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm qua (2011 – 2022). Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,41%; 5,50%; 5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%; 7,47%; 7,36%; 2,87%; 2,56%; 8,02%.
FDI thực hiện cao nhất 5 năm
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua (2016-2022).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 732,5 tỷ USD
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD cùng mức xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước 3,32 tỷ USD) là rất ấn tượng. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động bất thường với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động kinh tế – xã hội năm 2022 của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.