Đại diện Hội Người Việt Nam tại Pháp tham quan Trường Sa
Đó là chuyến tham quan lần thứ 10 được tổ chức bởi uỷ ban và năm nay, tôi đã có cơ hội để tham gia vào chuyến đi này từ ngày 17 đến ngày 23
Hội Người Việt Nam tại Pháp được mời để tham gia vào một phái đoàn của người Việt Nam đang sống tại nước ngoài tham quan Trường Sa (cũng được gọi là Spratly). Chuyến đi được tổ chức bởi Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNoNN). Đây là chuyến tham quan thứ 10 được tổ chức bởi Uỷ ban và năm nay, tôi đã có cơ hội để có thể tham gia vào chuyến tham quan này từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 4 năm 2023.
Đại sứ quán Việt Nam tại Paris đã liên hệ với Hội Người Việt Nam tại Pháp để mời 2 thành viên tham gia vào phái đoàn Pháp. Hội chỉ được thông báo hai tuần trước khi chuyến tham quan diễn ra nên chỉ sắp xếp gửi được một đại diện.
Ban tổ chức lo tất cả từ cảng Cam Ranh. Chuyến tham quan kéo dài 6 ngày và được thực hiện trên con tàu của hải quân Việt Nam. Phải đến Cam Ranh 24g trước giờ khởi hành để làm các thủ tục khám sức khỏe bắt buộc. Mạch, huyết áp, điện tâm đồ và Covid.
Tại đây tôi gặp những đại biểu khác, chúng tôi gồm 47 người đại diện cho 22 quốc gia trên thế giới. Và tôi nhận ra rằng tôi thuộc thế hệ thứ 2 duy nhất. Tóm lại, tôi là người duy nhất nói tiếng Việt không suôn sẻ và điều đó được thể hiện qua các cuộc họp.
Vào ngày hôm sau, chúng tôi lên tàu và khám phá các cabin, với tiện nghi rất là… quân đội. Nhưng ít nhất còn có máy điều hòa !!! Tôi rất may mắn khi được sắp xếp ở cabin 6 người và chúng tôi ít phải « dẫm chân lên nhau » (ít chen chúc) nếu phải ở trong cabin 10 người. Mất 36 giờ trên biển để đến Trường Sa (500km). 36 giờ này giống như sự kết hợp giữa Trại Phục Sinh và Trại Hè của chúng ta ở bên Pháp. Chúng tôi giúp chuẩn bị các bữa ăn (cho tất cả 3oo người trên tàu) và chúng tôi cũng chuẩn bị nhiều chương trình nghệ thuật để biểu diễn vào buổi tối trên boong tàu.
Đến Trường Sa, công việc bắt đầu, Mỗi phái đoàn đóng góp phần mình để cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây. Chúng tôi tham quan rất nhiều hòn đảo nhưng có một vài hòn đảo chỉ có đá với một vài toà nhà được xây dựng trên đó. Phải nói đời sống nơi đây thật là khắc khổ nhưng không kém phần kiên cường. Chúng tôi tiếp xúc với những người lính nghĩa vụ Việt Nam (2 năm phục vụ). Chúng tôi phát hiện ra rằng điều kiện sống của họ rất eo hẹp, chỉ cách 4 tháng mới có 1 tàu tiếp tế. Họ không ngừng phải cảnh giác bởi có rất nhiều tàu thuyền của Trung Quốc có thể nhìn thấy phía chân trời. Tôi thừa nhận rằng tôi chỉ hiểu một nửa câu chuyện, nhưng thực tế tiếp xúc với những người lính nghĩa vụ lại rất dễ. Ngoài ra, daọ gần đây, họ còn có cơ hội để có thể truy cập vào điện thoại di động. Vì vậy tất cả chúng tôi đều có chuẩn bị thẻ điện thoại để tặng họ, giúp họ có thể liên lạc với gia đình nơi đất liền.
Mỗi ngày chương trình rất bận rộn với việc đi thăm các hòn đảo khác nhau, các nghi lễ chào đón và trao đổi quà, những cuộc gặp gỡ với những người lính trên đảo.
Không khí trên tàu rất tuyệt vời, mỗi đại biểu rất chủ động trong nhóm của mình và chúng tôi chia sẻ cho nhau về các hoạt động của hội đoàn mình. Có các đại biểu đến từ những nước gần châu Á, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Lào. Châu Âu được đại diện bới Pháp, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kì, Hung-ga-ri. Chúng tôi đùa với các đại biểu của Nga và Ukraine. Tiếng Việt của tôi đơn giản, tuy nhiên nó đủ cho phép tôi nói chuyện với các đại biểu và người dân Trường Sa.
Chúngtôi cũng có một tổ chức vài nghi lễ Phật giáo để tưởng nhớ các nạn nhân trong cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc năm 1988.
Chuyến đi 6 ngày sẽ khắc ghi mãi mãi trong tâm trí tôi. Tất cả những cuộc gặp gỡ, những hoạt động chung trong điều kiện của chuyến tham quan đơn giản và không ít khắc khổ này đã hình thành nên một kỷ niệm độc nhất vô nhị.
Tôi cảm ơn Hội Người Việt Nam tại Pháp vì đã chọn tôi làm đại biểu.
Tác giả: Vương Hữu Nghĩa – Quần đảo Trường Sa
Phiên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Châu
2023 Vương Hữu Nghĩa – HNVNTP 2017 Angot Rabind-HNVNTP 2016 Nguyễn Thanh Tòng-HNVNTP