Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Năm 1917, để thúc đẩy phát triển điện gió, điện mặt trời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Mức giá cao tại Biểu giá
Năm 1917, để thúc đẩy phát triển điện gió, điện mặt trời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Mức giá cao tại Biểu giá ưu đãi (giá FIT 2.086 đồng/kWh cho điện mặt trời, 1.900 đồng với điện gió) đã thu hút hàng chục tỷ USD của khu vực tư nhân vào điện mặt trời, điện gió.
Sau 30/6/2019, giá FIT đã giảm từ 9,35 cent/kWh xuống chỉ còn 7,09 cent/kWh, tương đương 1.644 đồng/kWh (đối với các dự án điện mặt công nghiệp trời mặt đất) và 8,38cent/kWh, tương đương 1.943 đồng/kWh (đối với điện mặt trời mái nhà) đã thu hút nhiều người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên cũng do chính sách giá mua điện hỗ trợ (FIT) quá ưu đãi, nhiều tổ chức cá nhân đã ồ ạt làm điện mặt trời, dẫn đến các dự án điện mặt trời phát triển “quá nóng”, hệ lụy là lưới điện và phụ tải không đáp ứng được, gây nghẽn mạch ở nhiều đường dây truyền tải. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn đề xuất nhiều dự án điện mặt trời mới, nhưng Nhà nước chưa chấp nhận, chưa được bổ sung vào quy hoạch.
Từ chỗ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng sản lượng điện, đến hết năm 2022, điện tái tạo đã chiếm khoảng trên 15% sản lượng điện toàn hệ thống, trong đó có 88 dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 16.567 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia (chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện cả nước) và có 68 dự án điện gió với tổng công suất 5.059 MW (chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện cả nước).
Sự phát triển nhanh của các nguồn NLTT thời gian qua đã góp phần nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân ; giảm lượng phát thải CO2 theo cam kết quốc tế tại COP26 của Chính phủ Việt Nam.
Cụ thể, trong ba năm 2019, 2020 và 2021, sản lượng điện phát từ nguồn điện gió, mặt trời đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh, 10,994 tỷ kWh và 29 tỷ kWh. Nhờ đó, góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu (năm 2019 giảm khoảng 2,17 tỷ kWh, năm 2020 và năm 2021 giảm khoảng 4,2 tỷ kWh), tiết kiệm 10.850 – 21.000 tỷ đồng so với việc sử dụng dầu để phát điện.