I. Lịch sử hình thành HNVNTR:
Thành phố Lyon năm 1928 không có nhiều sinh viên Việt Nam nhưng có một sinh viên người Việt Nam đã thành công xuất sắc. Đó là Phạm Văn Bạch sinh năm 1910 tại Trà Vinh, đậu Tú Tài năm 18 tuổi rồi được gia đình cho đi du học tại Lyon. Ông ở Lyon những năm 40 khi tình hình đang căng thẳng, một nhóm trí thức đã tích cực hướng về đất nước gồm kỹ sư Nguyễn Trọng Đắc, kỹ sư Nguyễn Tất Lang, nha sĩ Nguyễn Minh và nhiều bác sĩ, kỹ sư khác. Trong nhóm còn có ông Nguyễn Khắc Scheou là người Việt Nam có bằng kiến trúc sư đầu tiên ở Pháp, đệ tử của Tony Garnier.
Sinh viên đến Lyon để học các trường chuyên môn : Hóa, Y, Dược, Thú Y, Dệt, Thuộc da, Toán kinh tế, Thương Mại… Năm 1957, một sự kiện làm thay đổi diện mạo đại học trong vùng, đó là sự thành lập Institut National des Sciences Appliquées de Lyon, INSA Lyon, Viện quốc gia khoa học ứng dụng – Lyon. Đây là một trường kỹ sư kiểu mới, có tham vọng là ‘trường lớn’ nhận sinh viên không qua thi tuyển sau các lớp dự bị mà nhận qua hồ sơ từ sau trung học phổ thông, trường đa khoa, nhận nhiều sinh viên, nhiều thầy giảng dạy và nghiên cứu cũng như có nhiều liên hệ với các xí nghiệp. Trường dần dần chứng tỏ sự thành công của mình, thu hút nhiều sinh viên trong đó có sinh viên Việt Nam, qua đó số sinh viên, rồi nghiên cứu sinh Việt Nam ở Lyon tăng lên.
II. Hoạt động:
1. Trong cộng đồng người Việt :
Thường trực ở Hội quán mỗi chiều thứ năm và thứ bảy; sinh hoạt thể thao mỗi sáng chủ nhật; sinh hoạt bữa ăn của các bác hưu trí mỗi tháng một lần ; tu bổ Hội quán; mua một khu đất để làm nghĩa trang, tổ chức cho mượn sách, chiếu phim Việt Nam khi có phim mới (đã chiếu tất cả các phim Việt Nam đang có ở Pháp), tổ chức nhiều đêm văn nghệ, dạ vũ tại Hội quán, tham gia các buổi lễ của Chi hội Phật tử Lyon, Lễ Tết được sự ủng hộ, tham gia đông đảo của Việt kiều, gia quyến và bè bạn.
2. Trong xã hội Pháp:
- Lễ Tết của Chi hội được truyền hình trong ba năm liền: 1985, 86, 87; được báo chí nói đến nhiều. Lễ Tết có lẽ đã thành một ‘sự kiện văn hóa’ trong vùng, Chi hội hàng năm tham gia “Lễ Báo Nhân đạo” trong vùng
Làm bữa ăn hữu nghị có trình bày văn nghệ với « Comité d’Action sociale » của Institut de Recherches sur la Catalyse; tham gia nói chuyện, chiếu diapositives
2. Với Hội chung và các Chi hội bạn:
- Tổ chức Đại Hội Thể Thao Văn Nghệ Xuân 85 ở INSA-Campus La Doua (khoảng 500 thanh niên trên toàn châu u đến dự)
- Tham gia tích cực Liên Hoan Xuân 86 ở Marseille và Printemps des Jeunes 87
- Mỗi năm tích cực tham gia “Hội Mùa Xuân” do Chi Hội Provence-Camargue tổ chức tại Bollène
- Tham gia chương trình văn nghệ Tết Marseille và Thụy Sĩ.
3. Đóng góp nhân đạo với đồng bào trong nước:
- Giúp đồng bào bị bão lụt: 20 000F năm 1985; 23 350F năm 1986.
- Chống sâu rầy: 7 010F năm 1987