Hành trình của một người về Việt Nam qua đường Campuchia
« Ngày 29/11, tôi mua vé hãng Korean Air từ Los Angeles (Hoa Kỳ) về Phnôm Pênh (Campuchia) với giá 1.140 USD. Sáng 4/12, tôi lên máy bay từ phi trường, chuyến bay hầu như không còn
« Ngày 29/11, tôi mua vé hãng Korean Air từ Los Angeles (Hoa Kỳ) về Phnôm Pênh (Campuchia) với giá 1.140 USD.
Sáng 4/12, tôi lên máy bay từ phi trường, chuyến bay hầu như không còn chỗ trống. Máy bay lớn nhưng ước tính có tới 35-40% là người Việt Nam vì thấy nói tiếng quê hương ríu rít. Họ đều về Phnôm Pênh cả.
Chuyến bay hạ cánh tại sân bay tầm 22h50 tối. Sau khi lấy hành lý, mọi người xếp hàng lấy mẫu test nhanh Covid-19 mất 25-30 phút. Khi có kết quả test sẽ đọc tên và được ra ngoài.
0h20 sáng, tôi được test xong. Nhìn chung, người Campuchia nhiệt tình và hào hứng với khách du lịch hay người nhập cảnh. Bàn nhập cảnh ghi rõ “nothing to pay here” (không phải trả bất cứ chi phí gì) và cũng không ai hỏi về bảo hiểm hay tiền ký quỹ gì.
Ra khỏi cửa sân bay, rất nhiều taxi xếp hàng chờ khách. Tôi trả 15 USD cho cuốc taxi của mình. Người Campuchia thích USD nên chịu khó mang theo nhiều đồng đô la Mỹ lẻ để thuận tiện thanh toán, chắc Euro cũng được chấp nhận.
Tôi book (đặt) trước một resort sân vườn 5 sao nằm trong thủ đô, giá một đêm đã bao gồm ăn sáng là 45 USD. 10h sáng, tài xế người Việt Nam chở tôi ra cửa khẩu và tính phí mỗi chuyến 80-90 USD. 14h chiều, xe tới cửa khẩu.
Khi tới cửa khẩu bên Campuchia, tôi thuê xe tuktuk hết 1.000 Riel Campuchia tức khoảng 55.000 đồng và tip thêm 2 USD. Tôi đưa thêm 10 USD cho nhân viên cửa khẩu nước bạn. Họ đóng dấu và cho đi. Do tôi về bằng hộ chiếu, khai y tế đầy đủ nên được cho vào rất nhanh, nhiều người bị khó khăn trong khai báo y tế và về qua đường Thái Lan, Campuchia không đi bằng hộ chiếu nên phải xếp hàng đóng phạt rất đông.
Sau khi vào làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, nhân viên cửa khẩu thu và cầm hộ chiếu và nhân viên ý tế lấy mẫu test nhanh. Hộ chiếu được giữ và đưa cho khách sạn cầm tới khi nào cách ly xong mới được trả lại.
Tưởng phải chờ đi xe buýt lớn của địa phương nên tôi không đặt xe trước của khách sạn, vì vậy, phải gọi xe riêng và mất tới 150 USD cho xe 4 chỗ chở một mình tôi về khách sạn cách ly tại Tây Ninh. Một mình ở khách sạn tính 1,2 triệu đồng/ngày (65 USD/ngày). Tới ngày thứ 7 sẽ lấy mẫu test PCR.
Tính ra, tổng chi phí về nước, tôi trả hết khoảng 1.800 -1.900 USD (khoảng 44 triệu đồng). Mà lỡ không may tới ngày đi có trục trặc gì là sẽ mất luôn tiền đã đặt, không được trả lại một đồng nào ».
So sánh với mức giá các chuyến bay hồi hương của Vietnam Airlines có chi phí 1.250 € – 1350 € (1 chiều) từ Paris về Việt Nam thì số tiền do bạn này phải trả cao hơn nhiều (vì không có những chi phí phát sinh như kể ở trên). Về vấn đề cách ly thì những người hồi hương có thể chọn cách ly tại các cơ sở y tế của Nhà nước với giá trung bình 80 000 DVN/ngày (3€ /ngày) + 40000 DVN (1,5 €) cho ngày đầu tiên, còn nếu chọn cách ly tại khách sạn thì tùy ý và giá cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn khách sạn 3* hoặc 4*, 5*…
Từ đầu năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã cho phép các hãng hàng không mở đường bay thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia nhưng riêng với Pháp thì chưa có quyết định, vẫn chỉ có những chuyến bay hồi hương (chuyến tới là Londres-Paris-Vân Đồn ngày 15/01/2022).
Sau đây là lịch mở lại đường bay thương mại sắp tới (2 chiều) :
– Từ Thái Lan (từ ngày 8/1/2022)
– Từ Hàn Quốc (từ ngày 6/1)
– Từ Singapore (ngày 12/1)
– Từ Lào (ngày 9/1)
– Từ Đài Loan (ngày 11/1)
– Từ Nhật Bản (từ ngày 5/1)
– Từ Campuchia (từ ngày 1/1)
Nếu từ Pháp, khả năng sẽ phải quá cảnh (transit) qua một nước thứ 3 trong danh sách trên. Như vậy sẽ phải mua thêm chặng bay từ Paris đến các nước đó.
Khi nhập cảnh vào các của khẩu quốc tế tại Việt Nam chỉ cần có PCR test trong vòng 72h (kể từ thời gian lấy test) và giấy chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sẽ được cách ly 3 ngày tại nhà. Hiện tại chỉ áp dụng cho người có hộ chiếu Việt Nam.