Home / Trang chủ  / Du lịch  / Doanh nghiệp Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho phép mở cửa đón khách quốc tế ngay từ tháng 2/2022

Doanh nghiệp Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho phép mở cửa đón khách quốc tế ngay từ tháng 2/2022

Ngày 26/1/2022, đại diện các hãng hàng không và một số tập đoàn du lịch lớn nhất Việt Nam, cùng đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư

Ngày 26/1/2022, đại diện các hãng hàng không và một số tập đoàn du lịch lớn nhất Việt Nam, cùng đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn của Thủ tướng) đã gửi tâm thư đến Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các bên tham gia ký vào bức thư bao gồm đại diện Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Hải Âu Aviation, Vietravel, Saigontourist, Thiên Minh Group, Sun Group và BIM Group.

Nội dung bức thư xoay quanh việc sớm mở cửa toàn diện du lịch quốc tế tại Việt Nam. Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề xuất mở cửa trở lại từ 1/5. Tuy nhiên, lúc này, các hãng hàng không và công ty lữ hành mong muốn công bố mở cửa sớm hơn, cụ thể là từ tháng 2.

mo cua du lich anh 3

Cu sng 2,5 triu lao động

“2 năm qua, các doanh nghiệp hàng không và du lịch đã hứng chịu những tổn thất chưa từng có trong lịch sử. Dù đã nỗ lực, vượt qua từng giai đoạn khốc liệt của dịch bệnh, tại thời điểm này – sau gần 2 năm đóng băng – lực của các doanh nghiệp cũng hoàn toàn cạn kiệt.

Quyết định mở cửa du lịch quốc tế là cơ hội duy nhất để cứu sống các doanh nghiệp và 2,5 triệu lao động trực tiếp trong ngành cũng như hàng triệu lao động gián tiếp khác”, đại diện các bên viết trong thư.

Sm m để cnh tranh

Du lịch quốc tế có sức nặng đặc biệt với ngành du lịch Việt Nam. Trong du lịch, có ba hoạt động cơ bản là inbound (đón và phục vụ khách quốc tế đến Việt Nam), outbound (phục vụ người Việt Nam đi du lịch nước ngoài) và du lịch nội địa (domestic tourism).

Thời gian qua, du lịch nội địa đã vươn lên trở thành động lực chính của ngành du lịch, do dịch bệnh khiến inbound và outbound đóng băng. Thời gian tới, du lịch nội địa sẽ vẫn là chỗ dựa quan trọng của ngành du lịch. Tuy nhiên, du lịch nội địa chỉ chiếm khoảng 35% doanh thu toàn ngành nên không thể thay thế hoàn toàn du lịch quốc tế.

Do đó, việc khôi phục du lịch quốc tế vẫn là điều quan trọng nhất với ngành du lịch lúc này.

Mặt khác, Việt Nam đang có lợi thế lớn với kết quả tiêm vắc-xin trong số 10 nước cao nhất thế giới. Hình ảnh đất nước chống dịch hiệu quả giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt cộng đồng quốc tế. Những yếu tố thuận lợi đó tạo điều kiện cho những quyết sách mang tính đột phá từ Chính phủ, bao gồm cả việc xem xét mở cửa du lịch quốc tế sớm.

Việc này khó có thể chạm trễ hơn khi tính cạnh tranh giữa các nước đang bị đẩy lên cao. Xét riêng trong lĩnh vực du lịch, một số đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản… vẫn đang duy trì chính sách “Zero Covid” hoặc thực hiện nhiều quy định ngặt nghèo với mọi đối tượng nhập cảnh.

Do đó, nếu Việt Nam có thể sớm đưa ra quyết định mở cửa du lịch quốc tế ở thời điểm này, du lịch nước nhà hứa hẹn “cất cánh”. Ngoài ra, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cũng đánh giá việc mở cửa du lịch quốc tế ngay từ đầu năm nay sẽ góp phần lớn khơi thông dòng đầu tư quốc tế và các giao dịch thương mại – xuất nhập khẩu với Việt Nam.

Phương án mở cửa (theo Hiệp hội du lịch Việt Nam – VITA)

Dựa trên kết quả chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn một (tháng 11-12/2021), Hiệp hội Du lịch Việt Nam đánh giá cơ bản kết quả còn khiêm tốn.

Nguyên nhân lớn do quy định cách ly y tế với khách quốc tế chưa thoáng, chưa thống nhất trên cả nước. Điều này khiến du khách có tâm lý e sợ bị phân biệt với khách nội địa trong phòng chống dịch bệnh.

Thứ hai, chính sách visa (thị thực) của Việt Nam cũng không thông thoáng như trước năm 2020. Việc xin duyệt, cấp visa của du khách các nước từng được Việt Nam miễn visa hàng chục năm qua hiện rất nghiêm ngặt.

Việt Nam đón được 8.500 khách quốc tế trong thời gian thí điểm giai đoạn một nhưng vẫn là chưa đủ.

Do đó, Hiệp hội Du lịch đưa ra một số đề xuất đón khách quốc tế hiệu quả, cụ thể :

1. V chính sách visa đối vi khách du lch quc tế : Đề nghị cho phép khôi phục lại các chính sách về visa cho khách du lịch mà Việt Nam đã thực hiện từ trước năm 2020, đặc biệt đối với các nước là thị trường nguồn chủ yếu của du lịch Việt Nam trước năm 2020 như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Anh, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và 4 nước Bắc Âu.

Việt Nam đã miễn visa đơn phương cho khách du lịch từ các quốc gia này, nay tuyệt đối không nên thay đổi. Nếu Việt Nam không tiếp tục miễn visa đơn phương cho công dân các nước này đi du lịch, luồng thông tin trái chiều sẽ ảnh hưởng không chỉ đến du lịch mà còn đến các ngành, lĩnh vực khác.

2. V phòng chng dch Covid-19 : Hiện nay, các nước trên thế giới cơ bản đều quy định điều kiện phòng chống dịch khi nhập cảnh cho khách giống nhau, gồm tiêm đủ liều vắc-xin (hoặc khỏi bệnh trong 6 tháng), khách có kết quả âm tính khi xét nghiệm PCR trong thời gian 72 giờ trước khi lên máy bay.

Với hai điều kiện này, khách có thể di chuyển tùy ý đến những điểm du lịch an toàn của các quốc gia. Để thu hút khách du lịch, Việt Nam cũng cần thực hiện thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa khách du lịch nội địa và khách quốc tế.

3. Quy định xét nghim PCR : Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận xét quy định khách phải có kết quả âm tính khi xét nghiệm PCR trong thời gian 72 giờ trước khi nhp cnh vào Vit Nam là không thực tế. Quy định này không giống các nước trên thế giới và làm khó cho khách du lịch.

Trong trường hợp khách du lịch phải bay theo lộ trình 2-3 ngày mới đến Việt Nam, việc xét nghiệm PCR để có kết quả âm tính trước khi nhập cảnh là điều không thể thực hiện được. Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị nên quy định khách chỉ cần có kết quả âm tính khi thử PCR trong vòng 72h trước khi lên máy bay.

4. Về quy định khách vào Việt Nam phải đi theo tour trọn gói : Khách có đủ điều kiện về phòng dịch Covid-19 có thể đi lẻ, đi theo nhóm nhỏ (theo xu thế toàn cầu hiện nay). Vì vậy, việc quy định khách vào Việt Nam phải đi theo các chương trình trọn gói, do các công ty lữ hành phục vụ, là không phù hợp.

Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng bày tỏ : “Việc khôi phục kinh tế trong đại dịch là việc sống còn. Chúng ta bị thiệt hại vô cùng to lớn do ảnh hưởng của dịch trong thời gian vừa qua. Trong đó, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề hơn là vì du lịch là khởi đầu của hàng loạt ngành kinh tế khác. Du lịch tan vỡ là các ngành khác tan vỡ theo nên du lịch cần được đặt lên hàng đầu“.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content