Câu chuyện về Hội nghị Paris 05/1968 – 01/1973 & Việt kiều tại Pháp
Phần này giới thiệu tóm tắt hai đoàn Việt Nam đàm phán tại Hội nghị Paris và những thành viên của hai đoàn chủ yếu trong thời gian đàm phán với đại diện của Mỹ
Phần này giới thiệu tóm tắt hai đoàn Việt Nam đàm phán tại Hội nghị Paris và những thành viên của hai đoàn chủ yếu trong thời gian đàm phán với đại diện của Mỹ ở Paris.
thành viên của hai đoàn chủ yếu trong thời gian đàm phán với đại diện của Mỹ ở Paris.
I. Bối cảnh lịch sử và đặc điểm của Hội nghị Paris :
1. Sơ lược bối cảnh & Ý nghĩa của sự kiện này đối với lịch sử Việt Nam :
Việc ký kết Hiệp định Paris ngày 27/01/1973 là kết quả của cuộc đàm phán tại Hội nghị Paris – một trong những cuộc đàm phán dài nhất trong lịch sử thế giới – của đoàn Việt
Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) và đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (CPCMLT) với đại diện của Hoa Kỳ và bên thứ tư là đoàn Việt Nam cộng hòa.
Việc ký Hiệp định Paris đánh dấu một trang sáng chói của lịch sử Việt Nam và khép lại thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tiến đến đem lại hòa bình và độc lập dân tộc cho Việt Nam. Hiệp Định Paris là một thắng lợi ngoại giao lịch sử minh định thắng lợi căn bản mà nhân dân Việt Nam đã đạt được năm 1973 trên mặt trận quân sự và chính trị: Mỹ ở trong tình thế bắt buộc phải chấp nhận rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và cam đoan không can thiệp trở lại tại miền Nam Việt Nam. Đó là vế « đánh cho Mỹ cút » trong lời phát biểu của Hồ Chủ tịch tháng 08/1968.
Hiệp định Paris cũng đề ra hướng cụ thể giải quyết vấn đề lập lại hoà bình và giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam tạo tiền đề cho việc thống nhết đất nước. Ở khía cạnh này Hiệp định Paris là một bước hòa hoãn cho phép Mỹ chấp nhận được điều kiện căn bản là rút quân khỏi Việt Nam.
Một điều đáng chú ý thêm là Việt Nam cương quyết đàm phán trực tiếp với Mỹ, không có sự tham gia của bất cứ một thế lực nào khác.
2. Nói thêm về vài đặc điểm của cuộc thương thuyết :
- Sách lược ứng xử rất hài hòa của hai đoàn Việt Nam: tuy hai mà một, tuy một mà hai!
- Có các phiên họp chính thức và có các phiên họp bí mật giữa Kissinger phía Mỹ và cố vấn Lê Đức Thọ, là một cách độc ̣đáo và hiệu quả để hai bên nắm vị trí và thái độ của bên đối diện.
- Phía Mỹ đã đưa nhiều nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, nổi tiếng có tài thương lượng như Harriman đã làm ngoại giao suốt 4 đời Tổng thống Mỹ, như Kissinger nổi tiếng là tiến sĩ có thiên tài thương lượng. Đã có 5 người thay phiên nhau làm trưởng đoàn Mỹ: Cabot Lodge, David Bruce, William Porter, Habib, Bunker.
Chuyện bên lề: Kissinger dùng tiểu xảo trong các phiên họp bí mật với cố vấn Lê Đức Thọ: Biết cố vấn lớn tuổi, cho rằng mau đuối sức nên luôn bắt đầu buổi họp với những nội dung không đâu, đến cuối buổi họp ̣mới đưa nội dung chánh ra bàn.
Diễn biến hàng tuần của cuộc đàm phán khiến cho thế giới thấm dần sự chênh lệch lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ. Đến năm 1973, luồng dư luận rộng khắp thế giới có cảm tình và ngưỡng mộ Việt Nam như tấm gương đấu tranh cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc trên thế giới.
Bà Hélène Luc nói: «…xung quanh phái đoàn Việt Nam là tình thương yêu, tinh thần đoàn kết quốc tế, Việt Nam không cô đơn ». Nhiều người nói: Việt Nam là trái tim và là lương tri của nhân loại.
Ứng xử và tác phong của hai đoàn càng làm tăng sự thân thiện và kính mế́́́n Việt Nam, vốn đã có từ cuộc đấu tranh toàn diện và toàn dân trên đất nước Việt Nam.
Đặc biệt xin nêu hình ảnh sáng ngời của bà Nguyễn Thị Bình :
- Ngay từ buổi đầu tiên khi đến Pháp với danh nghĩa Phó trưởng đoàn đàm phán của MTDTGP, tiếp xúc với công chúng và với báo chí thế giới, cùng với thư ký bà Nguyễn Thị Chơn, bà đã để lại toàn tiếng khen và ngưỡng mộ.
- Suốt các tuần diễn biến cuộc đàm phán (khi không bị bế tắc ngừng họp), dư luận đón chờ cuộc họp báo của bà Bình như một món ăn tinh thần – tình cảm không thể thiếu.
- Thời gian đàm phán, bà Bình tranh thủ đi thăm các nước châu Âu, châu Phi, châu Á đáp ứng yêu cầu khắp nơi muốn được giáp mặt và trao đổi với bà Nguyễn Thị Bình Trưởng đoàn CPCMLT.
* Xin thêm: Trong thành phần chính thức của bốn đoàn đàm phán, chỉ có một nữ là bà Nguyễn Thị Bình. Quả là một công lớn đi vào trái tim và lương tri cả thế giới.
II. Những thú vị của lựa chọn Paris làm địa điểm Hội nghị về Việt Nam :
1. Những cơ sở đưa Việt Nam chọn Paris làm địa điểm thương lượng:
Ngày 31/03/1968 Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tuyên bố ngưng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị cùng VNDCCH nói chuyện.
Ngày 03/04/1968, Chính phủ Việt Nam tuyên bố đồng ý cử đại diện tiếp xúc với phía Mỹ nhằm xác định việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom VNDCCH để hai bên có thể bắt đầu các cuộc nói chuyện thực chất.
Từ ngày 04/04 đến cuối tháng 04/1968, hai bên đưa ra những địa điểm để cùng chọn cho cuộc nói chuyện.
Trong tháng 04/1968, ông Võ Văn Sung lúc đó là Phó vụ trưởng ở Bộ ngoại giao, người đã từng làm đại diện Việt Nam ở Paris những năm đầu 1960, đã đề xuất cùng Bộ ngoại giao chọn Paris làm địa điểm đàm phán và được chấp thuận.
Việt Nam công bố đề nghị vào buổi trưa ngày 02/05/1968 thì tám giờ sau phía Mỹ trả lời đồng ý, và ngày 13/05/1968 tại Paris đã có phiên họp đầu tiên giữa hai đoàn VNDCCH và Mỹ.
Ông Võ Văn Sung lý giải sự đề xuất do 3 điều thuận lợi sau :
- Thứ nhất, vào lúc tướng Charles de Gaulle đang làm Tổng thống và lập trường của ông về vấn đề chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là một thuận lợi ”hội tụ “ hầu hết các lực lượng ủng hộ hòa bình ở Việt Nam.
- Thứ hai, phong trào nhân dân Pháp từ cộng sản, xã hội đến cấp tiến và gaullistes đã có truyền thống vài chục năm ủng hộ Việt Nam.
- Thứ ba, nổi bật là sự ủng hộ của phong trào Việt kiều tại Pháp đối với đoàn Việt Nam
đàm phán.
2. Thực tế đàm phán xác minh việc Việt Nam chọn Paris là muôn phần sáng suốt:
a. Về phía chính giới Pháp :
Chính phủ Pháp rất hoan nghênh việc Việt Nam đề nghị chọn Paris làm địa điểm đàm phán, và đã tạo mọi thuận lợi cho các cuộc đàm phán: đàm phán hai bên VNDCCH và Mỹ năm 1968, đàm phán bốn bên từ 1969 đến 1973, đàm phán « bí mật » Lê Đức Thọ – Kissinger từ 1970 đến 1973, Hiệp thương hai bên miền Nam Việt Nam từ tháng 03/1973 đến cuối 1974.
Chính phủ Pháp đã tạo mọi thuận lợi cho các đoàn, đặc biệt là cảnh sát Pháp đã rất vất vả để lo an ninh cho các đoàn trong 5 năm. Trong lịch sử của Trung tâm các hội nghị quốc tế ở đại lộ Kléber chưa hề có cuộc thương lượng quốc tế nào chiếm dụng phòng họp của Trung tâm liên tục 5 năm như cuộc đàm phán Việt Nam và Mỹ.
Câu chuyện lý thú: Trong 12 ngày đêm Mỹ dội bom Hà Nội tháng 12/1972, Bộ trưởng ngọai giao Pháp Maurice Schumann và ông Võ Văn Sung thường xuyên trao đ̉ổi tin tức qua điện thoại. Khi ông Sung báo tin Việt Nam đã bắn rơi 84 máy bay trong đó có 34 B52, ông M. Schumann đã phải thốt lên: « Thật là kỳ diệu ! ».
b. Về phía nhân dân Pháp :
Suốt 5 năm đàm phán và ngay cả các năm sau, các lực lượng nhân dân Pháp đã thường xuyên có các cuộc mít-tinh, biểu tình, hội họp để ủng hộ hòa bình ở Việt Nam, ủng hộ lập trường đàm phán của các đoàn Việt Nam.
Riêng Đảng cộng sản Pháp đã chuyển toàn bộ Trường Đảng trung ương M. Thorez đi nơi khác để lấy địa điểm cho đoàn đàm phán VNDCCH sử dụng suốt 5 năm và có cả một đội ngũ đảng viên đến phục vụ đoàn như lái xe, nấu ăn, gác cổng, vệ sinh…
Báo chí cánh tả và báo chí Pháp nói chung cũng rất đặc biệt: cuộc đàm phán kéo dài 5 năm mà đội ngũ báo chí Pháp vẫn bám sát và với mức độ nhiệt tình không lúc nào giảm; hầu hết các báo đều có những bài có lợi cho việc giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam và nhiều báo bênh vực lập trường có lý, có tình cuả Việt Nam.
Mỗi khi đoàn Việt Nam công bố một đề nghị gì mới (thường gọi là « tấn công ngoại giao ») thì các báo liền bình luận rất nhanh và mạnh, chưa từng thấy có báo nào kêu gọi tiếp tục chiến tranh.
III .Việt kiều tại Pháp – « Binh chủng » đặc biệt của Hội nghị Paris:
Một điều nổi bật và hết sức đặc biệt trong lịch sử đàm phán quốc tế, đó là sự tham gia trực tiếp của cộng đồng người Việt tại Pháp vào công việc của hai đoàn đàm phán VNDCCH và CPCMLT.
1. Việt kiều Pháp trong đoàn chính thức:
Có 5 thành viên của Hội Liên hiệp Việt kiều tại Pháp (LHVK) đã trở thành đoàn viên chính thức của hai đoàn đàm phán Việt Nam và cùng hai đoàn tham chiến trên mặt trận ngọai giao. Đó là những người đã tình nguyện ngưng hoạt động kiếm sống và tình nguyện tham gia công việc đòi hỏi trình độ rất cao, trình độ chính trị, trình độ kiến thức, sự am tường nhuần nhuyễn cả hai thứ tiếng Pháp và Việt, sự thông thạo về nghiệp vụ báo chí và thái độ ứng xử vào hàng có bản lĩnh, như làm phiên dịch, lập biên bản các cuộc họp, họp báo, trả lời phỏng vấn của báo chí quốc tế, v.v.
Những công việc này phải làm liên tục trong 5 năm và đã đạt chất lượng cao; các phóng viên báo chí quốc tế ở Paris đã quá quen thuộc với những gương mặt này.
Năm người đó là:
- Huỳnh Hữu Nghiệp,
- Nguyễn Vĩnh Mỹ,
- Lê Quang Trọng,
- Nguyễn Ngọc Giao,
- Nguyễn Hữu Động.
2. Những Việt kiều thầm lặng đóng góp:
Hội LHVK dốc toàn bộ sức lực thành lực lượng hậu thuẫn rất hùng hậu cho hai ̣đoàn Việt Nam đàm phán tại Hội nghị Paris. Đây là điều chưa từng thấy trong lịch sử các hội nghị đàm phán quốc tế với sự tham gia trực tiếp vào công việc của kiều dân tại chỗ.
Các khâu công việc với đóng góp tận tụy, chu đáo và quan trọng của Việt kiều tại Pháp :
- Trước nhất phải nhớ công lao của một số người đã xung phong từ giã bạn bè trong phong trào, gia nhập vào hàng ngũ của các tổ chức chính quyền Sài Gòn để nắm tình hình. Nhờ những thông tin các anh chị em đó cung cấp, phong trào và các đoàn đã có những phản ứng kịp thời đối phó chống âm mưu của đối phương.Ví dụ như ngày 27/1/1973 chúng ta biếr trước địa điểm tập hợp và kế họach của phía bên kia trướ c phòng Kléber.
- Một số khá đông hội viên và thành viên cộng đồng đã được bố trí thường xuyên làm công việc hành chính quản trị cho hai đoàn. Có người đã chuyển vào ở chung với hai đoàn, nhất là đoàn CPCMLT, như: Nguyễn Văn Lâm, Đỗ Chí Dũng, Đào Thị Hoàng
Anh, Nguyễn Hữu Động, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Thị Như Phi, Phạm Gia Thái,
Lê Tâm, Phạm Văn Ba…
- Ngoài những người thường xuyên còn có hàng ngàn lượt người luân phiên phục vụ các công tác này, đặc biệt là về y tế.
- Toàn Hội tham gia các hoạt động ̣bên ngoài đàm phán rất phong phú và đa dạng, như: các cuộc biểu tình, mít-tinh cùng bạn Pháp và các nước lân cận, để ủng hộ lập trường đàm phán của hai đoàn Việt Nam.
- Nhiều hội viên LHVKTP đã tham gia vào các đoàn của hai đoàn đàm phán đi các nước Tây-Bắc Âu khác vận động ủng hộ lập trường của Việt Nam trong đàm phán.
- Đặc biệt nhà in Phùng Công Khải từ mấy mươi năm là đơn vị in hầu hết tài liệu của Hội, đã phục vụ suốt thời gian đàm phán, đảm bảo in nhanh, tuyệt đối bí mật, đặc biệt là văn bản tiếng Anh và tiếng Việt của Hiệp định.
3. Sự liên kết của Việt kiều để tạo sức mạnh ủng hộ cho Hội nghị Paris :
Sang giai đọạn cuối của Hội nghị, Hội bắt tay thống nhất hành động với các cá nhân, tổ chức Việt kiều khác ủng hộ lập trường của VNDCCH và CPCMLT trong đàm phán, như: tổ chức Lực lượng tự do do ông Trần Đình Lan làm Chủ tịch, phong trào Công giáo và dân tộc do ông Nguyễn Văn Công làm Chủ tịch, nhân sĩ Nguyễn Văn Cổn, nhà báo Cao Minh Chiếm, v.v.
Hoạt động thống nhất một mặt phản đối Mỹ tăng cường chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là đợt ném bom B52 vào Hà Nội 12 ngày đêm cuối năm 1972, phản đối Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu đòi thay đổi dự thảo Hiệp định Paris đã được ký tắt, ủng hộ lập trường của Việt Nam, chào mừng thắng lợi « Điện Biên Phủ trên không » tại Hà Nội, và đặc biệt là các hoạt động chung mừng thắng lợi ký kết Hiệp định Paris.
Sau ký kết Hiệp định, Hội cùng các nhân sĩ và các tổ chức khác tiếp tục đoàn kết rộng rãi kiều bào hướng về Tổ quốc, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện hòa hợp dân tộc, hoàn thành độc lập, dân chủ tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
Một hoạt động đặc sắc ngay sau ký kết Hiệp định Paris: Một thành viên đoàn CPCMLT đã phối hợp cùng với Hội bố trí nhiều trí thức hội viên về Sài Gòn tham gia cùng với lực lượng ba của thành phố để đấu tranh bảo vệ hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc.
Quả thật việc chọn Paris làm địa điểm cho Hội nghị Paris đã tạo dịp không tiền khoáng hậu cho cộng đồng người Việt tại Pháp phát huy vai trò của “binh chủng đặc biệt” đã được thực hiện vô cùng phong phú, đa dạng và đặc sắc.
III. Quan hệ thân thiết giữa hai đoàn đàm phán và Việt kiều tại Pháp:
(Xem phần Việt kiều thầm lặng ở trên)
1. Những buổi tiếp xúc đa dạng trong nhiều năm :
Hai đoàn đã ưu ái dành nhiều thì giờ, mọi dịp, qua mọi hình thức để tiếp xúc Việt kiều, thông tin diễn biến của cuộc đàm phán, và trao đổi nói chung. Rất nhiều buổi mít-tinh, buổi hội đàm, buổi nói chuyện do các thành viên hai đoàn tham gia như bà Nguyễn Thị Bình, các ông Phạm Văn Ba, Nguyễn Minh Vỹ, Lý Văn Sáu, Nguyễn Thành Lê…
Đặc biệt là ở những trại hè do Hội LHVK tổ chức, năm nào cũng có người của hai đoàn tham dự và nói chuyện. Thường xuyên hai đoàn cũng cử người đi các Chi hội đia phương để tiếp xúc và nói chuyện với Việt kiều.
Một chuyện rất cảm động Bộ trưởng Xuân Thủy luôn chào hỏi Việt kiều mỗi lần trước khi vào phòng họp Hội nghị.
Các dịp hỗ trợ hai đoàn cùng các dịp tiếp xúc đa dạng và liên tục nhiều năm đã tạo một mối gắn bó lâu dài giữa hai đoàn và Việt kiều tại Pháp, để lại
không kể xiết những hình ảnh không thể quên.
2. Chuyện bên lề Hội nghị :
Trong hướng vận động cảm tình của dư luận, Việt Nam đã gởi một đoàn nghệ thuật đặc sắc sang diễn khắp nơi trên đất Pháp năm 1969. Cũng là dịp đầu tiên Việt kiều tại Pháp được thưởng thức nghệ thuật thượng thặng của Việt Nam thời cận đại, và cũng là dịp để Việt kiều phục vụ hậu cần cho đoàn nghệ thuật, tức là gián tiếp phục vụ hai đoàn đàm phán, tạo môi trường cảm tình và thuận lợi.
3. Đôi điều về vài thành viên trong hai đoàn đ̀̀ àm phán sau Hiệp định Paris:
Các thành viên nhiều duyên nợ với Pháp và với Việt kiều tại Pháp, đặc biệt là các Đại sứ Việt Nam tại Paris, kiêm Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, như:
- ông Võ Văn Sung, Đại sứ VNDCCH năm 1974 và đại sứ CHXHCNViệt Nam năm
1976-80.
- ông Mai Văn Bộ, Đại sứ năm 1980-84.
- ông Hà Văn Lâu, Đại sứ năm 1984-88.
- ông Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ năm 1988-92.
Suốt ngày và đêm 26/01/1973, Hội phối hợp với các bạn bảo vệ công đoàn Pháp (Service d’ordre CGT) để chuẩn bị sẵn sàng hẹn nhau sáng sớm ngày 27 tại trạm métro Kléber, trước Hội trường, nhưng phải đến thật sớm để « chiếm lĩnh trận địa » với vị trí tốt. Chủ trương lúc bấy giờ là không để một lá cờ và biểu ngữ ủng hộ chính quyền Sài gòn trước Hội trường. Đồng thời thông tin cho các bạn sinh viên, bạn bè các nước châu Âu, châu Phi kể cả người Mỹ đến chia vui với chúng ta nhân lễ ký kết Hiệp định Paris.
Hăm bảy tháng giêng, ngày mừng chữ ký
Giữa Paris lộng lẫy sắc cờ ta
Những kiều bào khuôn mặt nở đầy hoa
Khắp bè bạn hướng về ta hớn hở….
Xuân Thủy 1973