Home / Trang chủ  / Tin tức  / Đa dạng sinh học (biodiversité) tại Việt Nam

Đa dạng sinh học (biodiversité) tại Việt Nam

Tạp chí World Population Review  mới cập nhật danh sách 20 quốc gia giàu nhất về đa dạng sinh học (biodiversité) trên thế giới. Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 14, là

Tạp chí World Population Review  mới cập nhật danh sách 20 quốc gia giàu nhất về đa dạng sinh học (biodiversité) trên thế giới. Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 14, là một trong ba quốc gia Đông Nam Á được đánh giá có mức độ đa dạng sinh học cao, chỉ sau Indonésie (thứ 2) và trước Malaisie (thứ 15).


Việt Nam đã tăng hai bậc trong danh sách so với cuối năm 2022. Sự phát triển này thể hiện sự tiến bộ của nước này trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên. Hiện Việt Nam có 178 khu bảo tồn, trong đó có 34 Vườn quốc gia, 59 Khu bảo tồn thiên nhiên, 23 khu bảo tồn động vật hoang dã và môi trường sống, 62 khu bảo vệ cảnh quan.


Đến nay, quốc gia này có 9 khu Ramsar (tức vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được quy định trong Công ước Ramsar), 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, 12 Công viên di sản ASEAN (số lượng lớn nhất trong khu vực), một khu vực quan trọng đối với các loài chim di cư dọc theo đường bay Australie – Đông Á (EAAFP) và khoảng một trăm khu vực có sự đa dạng sinh học lớn.

Đất nước này cũng được công nhận là một trong những địa điểm quan trọng nhất đối với các loài chim di cư và đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 7 vùng chim đặc hữu.Về hệ động vật và thực vật, Việt Nam được xác định có khoảng 62.600 loài, bao gồm 3.500 loài động vật không xương sống nước ngọt và cá, 1.932 loài động vật có xương sống trên cạn và hơn 11.000 loài sinh vật biển. Hàng năm, các loài mới tiếp tục được phát hiện.Độ che phủ rừng cũng không ngừng tăng lên.


Năm 1995 (khi Việt Nam tham gia Công ước Đa dạng sinh học – Convention sur la diversité biologique) rừng chỉ chiếm 28,2% thì ngày nay đã lên tới 42,02%.Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) ca ngợi sự đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam, xếp Việt Nam vào số những quốc gia đa dạng nhất trên thế giới với vô số hệ sinh thái : núi, rừng nhiệt đới, môi trường biển và ven biển. Hơn 100 loài chim và hơn 10% thực vật ở Việt Nam là loài đặc hữu.


Nhiều chương trình hành động


Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia bảo tồn đa dạng sinh học phong phú của mình bằng cách triển khai nhiều chương trình và hành động chiến lược. Trụ cột chính của cách tiếp cận này nằm ở việc thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn bao phủ 9% diện tích đất liền và 3 đến 5% diện tích vùng ven biển, phù hợp với các kế hoạch và chỉ thị quốc gia.Cùng với việc mở rộng các khu bảo tồn, quốc gia này đang hướng tới các biện pháp bảo tồn hiệu quả bên ngoài các khu bảo vệ chính thức, lồng ghép các yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học trong các cảnh quan sinh sản và môi trường sống không được bảo vệ.


Họ cũng đang thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng để bảo tồn sự đa dạng sinh học và các dịch vụ du lịch sinh thái.Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này nhằm mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái đồng thời thúc đẩy du lịch sinh thái và đa dạng sinh học.

Nước này cũng đang nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm cải thiện các cơ chế chính sách liên quan đến quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, xác định các ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, bảo tồn các loài quý hiếm và bị đe dọa, kiểm soát các loài xâm lấn và thiết lập hệ thống giám sát đa dạng sinh học.


Vào tháng 12 năm 2022, một cột mốc lịch sử đã đạt được với việc thông qua Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal (GBF) – Cadre mondial de la biodiversité de Kunming – Montréal (GBF).

Khuôn khổ đầy tham vọng này nhằm mục đích khôi phục các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, từ đó ngăn chặn sự suy giảm đáng báo động về đa dạng sinh học trên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây. Việc triển khai GBF là cơ hội lớn để Việt Nam tăng gấp đôi nỗ lực trong việc khôi phục các hệ sinh thái đang bị đe dọa và bảo tồn đa dạng sinh học phong phú của mình. 

Theo World Population Review 

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

Sorry, the comment form is closed at this time.

Skip to content