Home / Trang chủ  / Tin tức  / Đại án Việt-Á : những con số hối lộ “kinh hoàng”

Đại án Việt-Á : những con số hối lộ “kinh hoàng”

Đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ đã có chủ trương giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch. Nhận

Đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ đã có chủ trương giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch. Nhận thấy tiềm năng rất lớn từ chủ trương này, Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Công ty Việt Á) đã thông đồng với một số cán bộ, công chức nhằm đưa Công ty Việt Á vào danh sách tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu, chế tạo test xét nghiệm.

Tiếp đến, Công ty Việt Á lại tiếp tục móc nối để những quan chức này can thiệp, tạo điều kiện cho Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành chính thức test xét nghiệm COVID-19, từ đó được phép liên hệ với các CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) của 62 tỉnh thành trên toàn quốc để giao dịch.

Tuy nhiên, hành vi này không thể được thực hiện trót lọt nếu thiếu sự hà hơi tiếp sức của Bộ Kế hoạch và công nghệ để tổ chức họp báo, ra thông cáo về kết quả nghiên cứu cấp phép test cho Công ty Việt Á, ký quyết định khen thưởng, ký tờ trình đề nghị khen thưởng, tặng các danh hiệu khác cho Công ty Việt Á nhằm “tô điểm thêm” cho sản phẩm này.

Trong bối cảnh ảm đạm bởi dịch, khi đất nước đang tìm ra lối giải quyết thì kit test Việt Á xuất hiện với một lớp vỏ bọc lung linh. Sự lung linh ấy ngay lập tức như một câu thần chú hô biến công trình khoa học thuộc sở hữu nhà nước bị biến thành mánh lới trục lợi của tư nhân.

Với truyền thông « rực rỡ », một bộ kit test với giá thành sản xuất tối đa 143.461 đồng bị đội lên phi mã 470.000 đồng. Liên tiếp trong các năm 2020, 2021, với chiêu trò trục lợi vô nhân tính trên, Công ty Việt Á thu lợi bất chính 1.235 tỉ đồng (khoảng 53 triệu USD).

Để “trả ơn” cho sự biệt đãi, Phan Quốc Việt đã gửi tiền bồi dưỡng cho hàng loạt cán bộ, điển hình như sau :

  • Ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ y tế) : 2,25 triệu USD (50 tỷ ĐVN)
  • Ông Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ kế hoạch và công nghệ) : 200.000 USD (4,6 tỷ ĐVN)
  • Ông Phạm Công Tạc (Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ) : 50 000 USD (1,15 tỷ)
  • Ông Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) : 150 000 USD (3,45 tỷ ĐVN) và 600 triệu ĐVN
  • Ông Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký của ông Long) : 170 000 USD (3,9 tỷ ĐVN)
  • Ông Phạm Duy Tuyến (cựu giám đốc CDC Hải Dương) : 1,17 triệu USD (27 tỷ ĐVN)
  • Ông Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) : 300 000 USD (6,9 tỷ ĐVN)
  • Ông Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính) : 100 000 USD (2,3 tỷ ĐVN)
  • Ông Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) : 235 000 USD (5,4 tỷ ĐVN)
  • Ông Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ) : 200.000 USD (4,6 tỷ ĐVN)

Đây là vụ án điển hình về “tham nhũng có hệ thống” do tính quy mô, xảy ra từ cơ quan, bộ ngành trung ương đến các địa phương. Đến thời điểm hiện nay (9-2023), cơ quan điều tra đã khởi tố 33 vụ án với 111 bị can. Một số địa phương vẫn đang tiếp tục quá trình điều tra để làm rõ số tiền thu lợi bất chính và số tiền bôi trơn trong vụ án này.

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

Sorry, the comment form is closed at this time.

Skip to content