Home / Trang chủ  / Tin tức  / Dịch giả Nguyễn Thanh Hằng – đam mê nuôi dưỡng kiên nhẫn và bền bỉ

Dịch giả Nguyễn Thanh Hằng – đam mê nuôi dưỡng kiên nhẫn và bền bỉ

"Nghệ thuật Huế - cuốn sách là một biểu tượng cho sự hòa hợp tốt đẹp giữa tinh thần Pháp và nghệ thuật Việt", ông Etienne Rolland-Piegue, Tham tán Văn hóa và hợp tác, Đại

“Nghệ thuật Huế – cuốn sách là một biểu tượng cho sự hòa hợp tốt đẹp giữa tinh thần Pháp và nghệ thuật Việt”, ông Etienne Rolland-Piegue, Tham tán Văn hóa và hợp tác, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã chia sẻ về cuốn sách vừa đạt giải B Sách quốc gia. .Xem : https://www.ugvf.org/vi/giai-thuong-sach-quoc-gia-lan-thu-4-nam-2021/

Đây là cuốn sách dịch Pháp – Việt đầu tiên của dịch giả Thanh Hằng (trước đó cô dịch Anh – Việt) nhưng nhận được sự ủng hộ rất lớn từ độc giả, với 500 bản mạ vàng bìa da bán “cháy hàng” chỉ trong 3 ngày ra mắt, dù đây là cuốn sách không dành cho đại chúng. Dưới đây là bài phỏng vấn của Hải Yến dành cho cô để tìm hiểu rõ hơn về quá trình dịch và niềm đam mê với dòng sách văn hóa nghệ thuật của cô. Riêng báo Đoàn Kết rất phấn khởi và tự hào vì chị là Tổng biên tập báo Đoàn Kết kiêm trách nhiệm báo mạng toasang.org của HNVNTP từ 2013 đến 2019.

Hi Yến: Đầu tiên, xin được chúc mng và chia s nim vui v gii B Sách quc gia vi cun “Ngh thut Huế” ca dch gi Nguyn Thanh Hng và nhà xut bn Nhã Nam. Dù trước đây đã có nhiu bn in n phm “L’Art à Hue” ca các nhà xut bn khác nhau nhưng hiu ng đón nhn ca người đọc cho xut bn ln này ca Nhã Nam vn rt n tượng khi các bn đặc bit ra mt ch vài ngày đã cháy hàng. Ch cm nhn như thế nào v thành công này?

Dch gi Thanh Hng: Tôi đã rất bất ngờ khi nhận được tin này từ phía nhà phát hành sách. Họ cho biết rằng chỉ trong vài ngày ra mắt bản đặc biệt bìa da giới hạn số lượng mà đã bán sạch, nên ngay cả tôi cũng chỉ kịp đặt mua vài bản giữ cho riêng mình kỷ niệm, chưa kịp thông báo gì cho bạn bè, người quen thì sách đã hết. Dù đã từng đọc và nghe về những hiện tượng bán sách như thế này, nhưng đến khi mình trực tiếp trong bối cảnh đó mới thật sự thấy bối rối, vừa vui mừng vì sách được đón nhận vừa khá lửng lơ không nắm bắt kịp tình hình. Nhưng cảm nhận sau cùng hết vẫn là quyển “Nghệ thuật Huế” bản năm 2020 này đã ra mắt rất thành công, là đó là niềm vui chung cả tất cả thành viên trong đội ngũ thực hiện.

Hi Yến: Đây vn là mt chuyên đề kho cu v ngh thut vùng Huế ca v linh mc Pháp đồng thi là nhà Vit Nam hc L. Cadière, đăng trên tp chí B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux Hue) xut bn năm 1919. Và t đó đến nay đã có kha khá bn in chính thc ca các nhà xut bn trong nước. Khi quyết định dch cun sách này ch có gp áp lc hay so sánh gì t nhng bn in trước đó?

Dch gi Thanh Hng: Khi nhận đề nghị dịch quyển “Nghệ thuật Huế”, tôi không hề có bất kỳ hình dung cụ thể nào trong đầu, mà chỉ duy nhất là sự say mê theo từng trang tiếng Pháp trong bản gốc mà tôi nhận được. Tôi cũng không biết đã có những bản dịch nào trước đó, và tôi cũng không cách nào đọc được vì không ở tại Việt Nam để tìm tài liệu tham khảo. Có lẽ, đó cũng là một trong những yếu tố giúp tôi không bị áp lực cũng như không bị ảnh hưởng từ những bản dịch đã có, chỉ có những áp lực từ chính mình để giành thời gian thật sự đủ chuyên tâm cho việc dịch.

Hi Yến: Ch vn là cô hc sinh chuyên s, ri thc sĩ Đông phương hc ti Pháp, và trong 20 năm sinh sng, hc tp ti Pháp, ch cũng tham gia, gây dng các d án văn hóa trong cng đồng Vit Nam ti Pháp, cũng như giao lưu văn hóa Pháp Vit, nhng điu này đã giúp ích hay b tr cho ch như thế nào trong quá trình dch cun “Ngh thut Huế” ca ch?

Dch gi Thanh Hng: Niềm đam mê lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã giúp tôi có sự kiên nhẫn và bền bỉ. Đây là những mảng sách cần đọc chậm để hiểu sâu, đọc một lần mà chưa hiểu thì đọc đi đọc lại cho đến khi chạm vào được không gian của thời đại ấy. Đối diện với một thành tựu đã được đúc kết lại bằng thời gian, ta cũng cần kiên nhẫn để chạm được vào nội dung của nó. Hiểu điều này, tôi có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày để dịch những gì mình yêu thích, và tìm đọc thêm những gì mình chưa biết, với mong muốn cho ra được bản dịch chất lượng nhất của mình ở thời điểm đó.  

Hi Yến: Được biết, trong thi gian dch quyn “Ngh thut Huế”, ch vn đang là Tng biên tp báo Đoàn Kết ca Hi người Vit Nam ti Pháp, tham gia nhiu hot động ca các nhóm cng đồng Vit Nam ti Pháp, bên cnh thi gian dành cho gia đình và công vic riêng. Khi lượng công vic rt ln, vic dch li chu áp lc thi gian ch trong ba tháng, ch gp phi nhng khó khăn gì trong thi gian dch cun sách này?

Dch gi Thanh Hng: Dịch quyển sách này là một trải nghiệm thật sự đặc biệt với tôi, nhưng như một người thích biển bỗng phải thực hiện đường bơi giữa đại dương, hay là đột ngột nhận ra rằng mình đang đối diện với một trái núi cao, và tất cả những gì mình đã đi qua chỉ là những ngọn đồi thấp lệt bệt.

Việc dịch quyển “Nghệ thuật Huế” là một thử thách với tôi để trả lời các câu hỏi: Làm thế nào cân bằng giữa đam mê cá nhân và công việc chung? Chúng ta có thể làm tốt bao nhiêu việc cùng một lúc? Tôi có thể dịch tốt, dịch hay được không? Và cả quá trình dịch khoảng hơn 3 tháng là một hành trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy, đúng hơn là đi tìm điểm cân bằng mong manh cho chính mình. Tôi ghi chú các thuật ngữ, cố gắng tìm đọc những sách liên quan dù rất thiếu tài liệu chuyên ngành kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam tại Pháp, rà toàn bộ bản dịch khoảng 5 lần, tương đương với hàng trăm lần rà từng đoạn nhỏ.

Hi Yến: Có nhn định cho rng L’Art à Hué là mt tác phm bàn v ngh thut, và chính nó cũng là mt tác phm ngh thut. Sau 100 năm, công trình này vn còn nguyên giá tr khoa hc và thc tin sâu sc. Bn thân cun sách cho thy thành công ca các tác phm nghiên cu ca hc gi nước ngoài v Vit Nam để cng c nim t hào Vit Nam. Ch nhn định như thế nào v điu này?

Dch gi Thanh Hng: Qua việc dịch quyển “Nghệ thuật Huế”, tôi chỉ có thể nói rằng: việc tìm lại những nghiên cứu văn hóa-nghệ thuật của các học giả nước ngoài về Việt Nam là điều cần thiết vì giá trị nghiên cứu khoa học bài bản và giá trị lịch sử của những nghiên cứu ấy, để ta hiện giờ biết được những gì đã từng có ở Việt Nam ngày xưa và cách nhìn nhận, hệ thống hóa nó đã có những cách tiếp cận nào. Tuy nhiên, không phải tất cả những nghiên cứu đều có cùng giá trị như nhau vì có những điều đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay làm rất tốt và chất lượng, cũng như không phải tất cả những học giả nước ngoài đều có tinh thần khách quan và nỗ lực thấu hiểu những giá trị cốt lõi, tinh túy, đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Ý kiến chủ quan của tôi cho rằng điều gì cũng cần chọn lọc, tất cả những nguồn thông tin dù của ai đều mang tính tham khảo, và sự tự hào về văn hóa Việt Nam đến từ sự hiểu biết của mỗi chúng ta về nguồn gốc của mình.

Hi Yến: Có th nói nh s đam mê, chn chu và chuyên nghip, ch đã chuyn th rt thành công văn phong mà mt độc gi đã chia s trong mt nhóm đọc sách rng đó là văn phong tinh tế bt thip đầu thế k 20”, cũng như các thut ng chuyên ngành, và cũng k lưỡng trong vic gii thích, chú thích, đem li s khúc chiết, mch lc, d hiu đến cho độc gi nhưng vn tôn trng ti đa bn gc. Điu này th hin s nghiên cu và vn hiu biết, cũng như tình yêu ngh thut ca ch, mà độc gi có th cm nhn được qua cun sách. Trong quá trình dch, phn thông tin hay ni dung nào gây n tượng vi ch nht, xin ch chia s đôi chút v câu chuyn dch sách ca mình.

Dch gi Thanh Hng:Tôi xin nói về tác giả của “Nghệ thuật Huế” là Léopold Michel Cadière (1869-1955). Ông là một trong những học giả Pháp nổi bật nhất trong giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá Việt đầu thế kỷ XX với hơn 200 công trình nghiên cứu quan trọng về văn hóa, tín ngưỡng, dân tộc học, lịch sử,…của Việt Nam. Khi đọc “Nghệ thuật Huế”, một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi là ông viết sách với tư duy khoa học rõ ràng, nhưng không chỉ có vậy, mà còn viết bằng tình cảm yêu mến đối với dân tộc Việt Nam nữa. Ví dụ, ngay phần đầu, ông đã đưa ra những sự khác biệt giữa nghệ thuật Việt và khái niệm nghệ thuật lớn của người Pháp, điều này như một ẩn ý đối với độc giả Pháp nói riêng, phương Tây nói chung rằng không nên nhìn nền nghệ thuật Huế bằng những khái niệm, khuôn khổ, hệ thống lý luận đã có về nghệ thuật của châu Âu. Sau đó, ông đã chỉ ra những điểm “chưa trọn vẹn” của nghệ thuật Huế trước khi đi vào những nét đẹp “mà nn ngh thut này đã làm cho biết bao người thưởng lãm phi say mê thích thú”.

Có những đoạn mà khi dịch, tôi rất sung sướng giống như là chính mình đang được ông khen vậy, như đoạn viết rằng: đối với nghệ nhân Huế, “hình thc bên ngoài không phi tt c. Đó ch là mt lp mng mng mà n giu phía sau c mt thế gii tư tưởng, mt biu tượng dùng làm phương tin din đạt nhng cm xúc mơ h, tế nh, sâu thm. Ngh thut An Nam khoác lên mình đặc đim ca tín ngưỡng, nên người ngh nhân luôn luôn làm vic trong thế gii siêu nhiên. Đối vi người phương Tây am tường thưởng thc, vic ln theo n ý ca ngh nhân, đoán được ý h, din gii tác phm ca h, và t đó minh bch trn vn tác phm, chính là mt s thưởng thc tao nhã.” Đoạn này cho thấy Cadière đã đi tìm cái cốt lõi, tinh hoa ẩn phía sau những họa tiết, hình ảnh, và ông cũng dẫn dắt người phương Tây cách thưởng thức nghệ thuật ấy. Trở lại thời gian đầu thế kỷ 20, khi mà ý nghĩ phương Tây “đi khai sáng” cho phương Đông khá thịnh hành, thì những dòng của Cadière thật là táo bạo khi ông đang khai sáng ngược lại cho đồng bào của mình.

Và một đoạn ngắn nữa để nhấn mạnh hơn: “Cht thơ, h thng biu tượng thn bí và phm tính bí mt này bao ph ngh thut An Nam và thm thu vào tng biu hin ca nó, và, vi nhng ai biết cách đọc, tr thành mt trong nhng nét quyến rũ khêu gi nht.”  

Những dòng viết của ông, vừa bình thản, rõ ràng, vừa ẩn chứa tình cảm, đã đem đến cho tôi, một người Việt, những tình cảm gắn kết hơn nữa đối với văn hóa nguồn cội của chính mình.

Hi Yến: Dch sách hin đại đã khó, dch sách lch s mang tính chuyên môn cao càng khó hơn. “Ngh thut Huế” cũng là cun sách có giá tr ni dung, lch s và ngh thut nhưng không dành cho đại chúng. Vi nhng tác phm đã dch ca mình, ch nhìn nhn như thế nào v thành công trong công vic dch?

Dch gi Thanh Hng: Dịch sách là một công việc thầm lặng và cần đam mê thật sự. Người dịch sách và các tác giả có lẽ có cùng một điểm chung là mỗi khi bắt tay vào một quyển sách mới, thì một hành trình mới lại bắt đầu, mà mọi thành công của chặng đường trước đó như không liên quan đến con đường đang dấn bước vào, không ai có thể nói trước kết quả sẽ là tác phẩm như thế nào, được đón nhận hay không. Khi dịch sách, tôi hiểu hơn công việc dịch thuật và càng ngưỡng mộ hơn bao giờ hết những dịch giả Việt Nam đã âm thầm chuyển ngữ bao nhiêu tác phẩm, công trình đồ sộ trong nhiều lĩnh vực từ bao nhiêu thập kỷ qua. Họ đã đem đến, hoặc đưa về, cho Việt Nam những thông tin, kiến thức, tài liệu hữu ích, có giá trị, để bồi đắp nguồn tư liệu sao cho ngày càng dồi dào, đa dạng, chất lượng để các thế hệ Việt Nam có thể tham khảo và đi tới. Góp phần vào dòng chảy chung đó hẳn là điều mà dịch giả nào cũng hướng đến và mong muốn đứa con thầm lặng của mình được đón nhận vì nó có ích lâu dài cho xã hội, cho văn hóa đọc nói chung.

Hi Yến: Cm ơn nhng chia s ca ch, hy vng ch s thêm nhiu tác phm dch giàu giá tr và thành công như Ngh thut Huế” trong tương lai.

phamlekicu16@gmail.com

Review overview
NO COMMENTS

POST A COMMENT

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Skip to content