Home / Trang chủ  / Lịch sử  /  GỌI VÀ GHI TÊN NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG  HỒ SƠ LƯU TRỮ  QUỐC GIA PHÁP  

 GỌI VÀ GHI TÊN NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG  HỒ SƠ LƯU TRỮ  QUỐC GIA PHÁP  

     Bảo quản hàng vạn trang tài liệu, hình ảnh liên quan đến Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Lưu trữ CH Pháp (Archives nationales de France) có trữ lượng tài liệu

     Bảo quản hàng vạn trang tài liệu, hình ảnh liên quan đến Việt Nam – Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Lưu trữ CH Pháp (Archives nationales de France) có trữ lượng tài liệu lớn đã thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu ở Pháp và thế giới, nhất là Việt Nam. Trung tâm Lưu trữ quốc gia hải ngoại ở  Aix-en-Provence, Archives nationales d’outre-mer (ANOM)[1] trong nhiều thập kỷ qua đã giữ gìn, giớ thiệu và phát huy giá trị các sưu tập tài liệu của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong đó có hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và thời gian Người sống, hoạt động ở Pháp từ 1919 đến 1923. ANOM  tập hợp tài liệu từ nhiều nguồn của Pháp ở chính quốc, ở Đông Dương và các quốc gia khác đưa về quản lý theo hệ thống, tuân thủ nguyên tắc và các quy định nhằm đảm bảo lâu bền và thuận lợi cho bạn đọc khai thác. Năm 2019, dịp 100 năm lập « Nhóm người An Nam yêu nước », tổ chức tiền thân của Hội người Việt Nam tại Pháp UGVF, chúng tôi đã tiếp cận khối tài liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Nhận thấy nên trao đổi thông tin để cùng nhau có hiệu quả tiếp thu được những kiến thức cần thiết. Một trong những điều cần lưu ý là chọn cách đọc cách viết tên gọi Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Yêu Nước đó cũng coi như thể hiện tình cảm và sự quý trọng với Bác kính yêu.  Thực tế thấy tên gọi Nguyễn Ái Quốc đúng và không trùng với ai lúc Bác hoạt động ở Pháp. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc trùng khớp với tên người đại diện ký Yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị hòa bình Versailles đòi quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam ngày 18/6/1919. Tên gọi đó còn bao trùm, xuyên suốt, thống nhất với lý tưởng và hành động cách mạng suốt cuộc đời gắn với hành trình cách mạng Việt Nam được sắp xếp theo niên biểu tạo sự dễ dàng tiếp nhận và dễ nhớ.

        Đối chiếu hồ sơ cho thấy tài liệu khởi đầu[2] sưu tập tài liệu của Nguyễn Ái Quốc ở ANOM là Báo cáo tổng hợp của Sở quản lý người lao động thuộc địa Marseille ngày 26/6/1919 trả lời cấp trên kết quả điều tra thu thập thông tin người đại diện ký tên trong  Yêu sách[3] Chi tiết như sau: Nguyen Aï Quoc (ou Quâc) – Nguyễn Yêu Nước được viết và phiên âm theo Hán – Việt. Khẳng định đó là bí danh. Đối chiếu với phiếu xác minh, hồ sơ cá nhân cho thấy bộ máy chính quyền, quân đội, an ninh, tòa án, mật thám….ở Pháp và Đông Dương đều có cách gọi và ghi tên Nguyễn Ái Quốc không hoàn toàn như nhau, các tài liệu có điểm không khớp nhiều, cách viết theo cách đọc nên có chút khác biệt hoặc trong cách ghép từ, hoặc viết theo phiên âm nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của tiếng địa phương người lập hồ sơ. Đối chiếu sẽ thấy hồ sơ có xuất xứ từ Đông Dương, có họ, tên đầy đủ theo chuẩn quốc ngữ, chữ “QUỐC” đủ nguyên âm, phụ âm, dấu đặt đúng vị trí,… Đặc biệt đọc hồ sơ 140 ngày 23/01/1920 do cảnh sát Trung Kỳ ở Huế lập, chánh mật thám Sogny ký, đã viết chuẩn chỉnh tên người và địa điểm là những danh từ riêng đầy đủ chính xác theo tiếng Việt. Sau này được biết chánh mật thám Sogny là người có kinh nghiệm và sống lâu dài ở Huế,  giỏi tiếng nói, phong tục chốn kinh thành, đối xử được lòng quan chức Nam Triều, có vợ là người Việt nên thích ăn cơm và các món ăn của của người bản địa. Còn hồ sơ Nguyễn Ái Quốc lập ở Pháp, nhiều khả năng có người Pháp gốc Việt tham gia nhưng khi viết tên hầu hết hai chữ  ÁI QUỐC thì viết thành Aï QUAC, Aï QUẤC,  Ai QUAC…có văn bản ghi các từ đồng âm khác chữ, khác nghĩa, lệch hẳn nghĩa so với tên ban đầu như SINH CUNG[4] – SINH CÔN, TẤT THÀNH – VĂN THÀNH[5]… Nguyên nhân của sự khác nhau đó hoặc do phiêm âm, ghép từ không khớp ít nhiều ảnh hưởng tiếng địa phương, vùng miền (nếu có). Các nội dung quan trọng đi cùng như chỗ ở, đặc điểm, nhận dạng,… đều chính xác,thống nhất trong văn bản.

     Mở rộng chút sẽ thấy tên Nguyễn Ái Quốc khi ở Đức, tới Liên Xô, Trung Quốc (cả Hồng Kông) theo quy định của từng quốc gia. Hộ chiếu, visa  từ Trung Hoa Dân Quốc sang Xiêm (Thái Lan ngày nay) dùng tên gọi TỐNG VĂN SƠ và ghi theo phiên âm tiếng Anh đọc là SUNG MAN SHO, hồ sơ nhà tù ở Hồng Kông viết tay bút mực trả lời theo mẫu tiếng Anh in sẵn bằng tiếng Trung,  báo cáo công việc với Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc thường viết tiếng Pháp… .Đến Đức tên của Nguyễn Ái Quốc được viết là  NUEN AI QUOC, còn ở Nga tên Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Nga theo phiên âm tiếng Việt. Từ thực tế trên cho thấy gọi và ghi tên chính xác của NGUYỄN ÁI QUỐC –   HỒ CHÍ MINH cũng là khắc ghi lời Người tự đặt cho mình năm xưa tại Paris : Tôi vẫn là tôi trước đây: Một người yêu nước.


[1] Trung tâm lưu trữ hải ngoại hiên lưu giữ hơn 8.000 trang về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thuộc các ký hiệu SLOTFOM ( tên gọi tắt Cơ quan liên lạc cư dân các vùng hải ngoại của Pháp và tài liệu của Phòng báo chí quân đội Viễn chính Pháp, ký hiệu SPCE Trung tâm trước đặt ở Paris, từ 1966 đặt ở Aix – en Provence.

[2] Đúng ra phải là tài liệu Bản yêu sách Nguyễn Ái Quốc chuyển trong sự kiện ngày 18/6/1919 song cho đến nay chưa xác minh được cụ thể đó là văn bản nào. Lưu trữ Hoa Kỳ có thư Nguyễn Ái Quốc gửi, song tài liệu không thuộc ANOM nên chúng tôi không đưa vào bài

[3] Ký hiệu 15SLOTFOM1_0109

[4] Khi đọc theo tiếng địa phương thành Sinh Côông/ Đọc theo tiếng Việt thành Sinh Côn sai nghĩa

[5] Có thể họ nghĩ người Việt con trai là Văn con gái là thị Thực ra Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong gia đình nhà Nho, chữ nghĩa và tên đặt sâu xa. Vì vậy thực tế có quá nhiều tên không liên quan trong các hồ sơ / Nói vậy để hiểu cho đúng   

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

Sorry, the comment form is closed at this time.

Skip to content