Một triển lãm về châu Á tại Bảo tàng Di trú, trong đó sự hiện diện của Hội người Việt Nam tại Pháp được xem như là một lẽ đương nhiên.
Cách « tiếp cận lưu trữ không chuyên nghiệp» này cũng và trên hết là cơ hội để liên hệ lại với các bậc tiền bối, để ngẫm lại thời điểm này hoặc thời điểm khác
Đắc Minh, người đóng góp cho triển lãm « Nhập cư Đông và Đông Nam Á kể từ năm 1860 »
Vào tháng 05 năm 2022, thông qua một người bạn, tôi đã nhận được một email từ Emilie Gandon, Giám đốc Bảo tàng Di trú.
Vào tháng 10 năm 2023, lần đầu tiên, tôi đã vào Bảo tàng Di trú (tọa lạc tại Porte Dorée) với những anh em trong Hội người Việt Nam tại Pháp để xem triển lãm.
Triển lãm nói về luồng nhập cư châu Á, từ năm 1860 đến ngày nay (1).
Trong hơn một năm, với Emilie, Giám đốc Bảo tàng, Chloé DuPont người được ủy thác trách nhiệm triển lãm này, cùng một số bạn trong Hội, chúng tôi chỉ tự đặt cho mình một câu hỏi : chúng ta đã biết những gì – đã làm những gì, với tư cách là một cá nhân, một nhóm hay một hội đoàn để tên tuổi được gắn liền với lịch sử của một quốc gia (2).
Trong hơn một năm, chúng tôi đã trao đổi hàng tá tin nhắn, đã xem hàng trăm bức ảnh, đọc lại hàng trăm bài viết, tìm lại các áp phích, các khẩu hiệu, các tờ rơi, xem lại các vidéo và phỏng vấn nhiều nhân chứng.
Yêu cầu của bảo tàng rất đơn giản : làm sao đưa ra được một cái nhìn đương đại về lịch sử, công bằng và phù hợp nhất có thể, để viết lên con đường đi của các cá nhân và của các tập thể người nhập cư Việt Nam và con cháu của họ, để hiểu, để đặt câu hỏi về vai trò và nguồn gốc châu Á của chúng ta, kể cả với những định kiến mà hiện nay vẫn còn dai dẳng.
Từ đó trở đi, chia sẻ với nhóm Bảo tàng nguồn cội của chúng tôi là một hành trình đầy những khám phá và cảm xúc.
Mặc dù, lịch sử này chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé của triển lãm, không thể hiện được hết những gì chúng tôi đã khám phá được. Không sao, điều quan trọng là con đường dẫn chúng tôi đến đích mình mong chờ.
Các chương trình và áp phích ngày Tết, lan truyền từ năm 1956 đến 2000 là những kho báu hùng hồn về sự tiến hóa trong nghệ thuật, đồ họa và tất nhiên là chính trị của phong trào… Tương tự như vậy, vô số bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Tấn Xuân đã khiến chúng tôi sống lại những khoảnh khắc độc đáo, từ không khí thân mật của một buổi tối giữa bạn bè đến sự kiện vĩ đại của ngày 1 tháng 5 năm 1975. Những khoảnh khắc được ghi lại trong ống kính 50 mm vừa mang tính chất lịch sử vừa rất ư là tầm thường, song nhắc cho chúng tôi rằng (mà phần lớn chưa trải nghiệm), bằng cách này hay cách khác, chính chúng tôi là những người thừa kế.
Cách « tiếp cận lưu trữ không chuyên nghiệp» này cũng và trên hết là cơ hội để liên hệ lại với các bậc tiền bối, để ngẫm lại thời điểm này hoặc thời điểm khác, hiểu được ảnh hưởng, nguồn gốc của từng sự kiện, nắm bắt được câu chuyện nhỏ (của tình yêu) trong một hội đoàn vô cùng to lớn như Hội người Việt Nam tại Pháp.
Người ta có thể bàn luận hàng giờ về danh tính của tác giả bức ảnh nổi tiếng ghi lại cuộc biểu tình chống nạn chủng tộc với khẩu hiệu mang tính biểu tượng “hội nhập cùng bản sắc”. Và vì chúng ta vẫn không biết đích thực ai là tác giả, nhưng ngày nay chúng ta đã biết rõ hơn ai đã đứng đằng sau cuộc biểu tình này.
Chúng ta cũng có thể kể về các tiền bối mà từ đó tất cả đã bắt đầu, đó là các Công Binh, khi một bác đã mở tủ gia đình, nơi gìn giữ áp phích của một người mang tên Lê Bá Đảng. Rõ ràng đây là câu chuyện gia đình của bác song một lần nữa cũng đã trở thành câu chuyện của thế hệ chúng tôi.
Và sau đó chúng ta cũng có thể kể về những bức ảnh của những gia đình tại thành phố Noyant, những chứng nhân thầm lặng của công cuộc phi thực dân hóa, một công cuộc được xem là không công bằng đối với người này, nhưng lại là vinh quang đối với người kia. Đấy là những điều thúc đẩy chúng ta phải thoát ra khỏi vùng bóng tối của ký ức.
Về phần tôi, đóng góp một cách khiêm tốn vào ý định chưa từng có này, cho Bảo tàng mượn các tài liệu viết về lịch sử của Hội người Việt Nam tại Pháp là một quyết định đương nhiên, rõ ràng. Lịch sử của cộng đồng người Việt Nam ở Pháp không bắt đầu từ ngày chiếc tàu thủy mang tên Ile de Lumière (3) cập bến an toàn. Tại bảo tàng, còn có trang bìa của tạp chí Graffiti (4), qua đó, bạn sẽ dễ dàng hiểu được mối liên hệ mong muốn giữa lịch sử đã qua và thế giới hôm nay. Những người Pháp gốc ngoại, chúng ta phải tiếp tục biến đất nước này thành một vùng đất rộng mở cho người nhập cư.
Đắc Minh
« Immigrations d’Asie de l’Est et du Sud-Est en France depuis 1860 »
“Những di cư từ Đông Á và Đông Nam Á đến Pháp từ năm 1860”
Từ ngày 10 tháng 10 năm 2023 đến ngày 18 tháng 2 năm 2024
tại Palais de la Porte Dorée
(1) (https://www.histoire-immigration.fr/programmation/expositions/immigrations-est-et-sud-est-asiatiques-depuis-1860)
(2) Lấy từ tác phẩm tiêu đề cùng tên của Carl Aderkeep và Françoise Davisse
(3) ïle de Lumière ‘Đảo Ánh Sáng: chiếc thuyền được thuê bởi Bernard Kouchner (cuối những năm 70)
(4) Báo của Hội thanh niên Việt Nam tại Pháp (UJVF) thập niên 80-90 của thế kỷ trước