Skip to content
Home / Trang chủ  / Tin tức  / Tình hình nhà ở xã hội ở Việt Nam hiện nay ra sao ?

Tình hình nhà ở xã hội ở Việt Nam hiện nay ra sao ?

Ngày 06/03/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, qua đó rà soát lại việc thực

Ngày 06/03/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, qua đó rà soát lại việc thực hiện Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Ọuyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023.

Nhìn chung, có 30 địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án (Phú Yên, Bến Tre, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ninh, Huế, Đồng Tháp, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Bắc Giang, Bình Định, Nghệ An, Tiền Giang, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Yên Bái, Bình Thuận, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Hà Giang, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Trà Vinh) nhưng chưa đưa được vào cụ thể. Còn 33 địa phương chưa ban hành kế hoạch triển khai Đề án.

Chỉ có 10 địa phương đã đưa chỉ tiêu cụ thể (quỹ đất, nhà đầu tư, số lượng nhà ở xã hội) vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương. Các địa phương này là : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,  Hải Phòng,  Thừa Thiên Huế,  Sóc Trăng,  Lâm Đồng,  Bình Dương, Đồng Nai.

Có nhiều địa phương đã quan tâm, dành quỹ đất nhà ở xã hội tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như : Đồng Nai (1.064 ha), Quảng Ninh (666 ha), Hải Phòng (336 ha), Bình Dương (408 ha). Nhưng cũng có một số địa phương bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội chưa tương xứng với nhu cầu người dân như vừa xa, vừa chưa đủ hạ tầng như Thanh Hóa, Nghệ An…

Trong Hội nghị, Thủ tướng nhắc lại người đứng đầu địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị của cá nhân ; yêu cầu UBND tỉnh phải lập, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể cho việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo từng năm và theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Từ 2021 đến 2024, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội. Kết quả như sau : 

  • Có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn, trong đó có 103 dự án dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn, 137 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 114.618 căn và 415 dự án dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 412.055 căn. Riêng trong năm 2024, cả nước có 28 dự án với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành ; 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng ; số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn. Những con số trên cho thấy số căn hộ đã hoàn thành có thể đưa vào sử dụng ngay rất khiêm tốn. Tổng số tiền giải ngân theo chương trìnhmới chỉ là 2.845/120.000 tỷ đồng.
  • Còn thiếu khoảng 400 000 căn để đạt mục tiêu con số 1 triệu đến năm 2030. Từ đầu năm 2025, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam cũng đã nhảy vào lãnh vực này theo lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cụ thể từ nay cho đến 2030, Vin Group hứa 500 000 căn, Novaland 200 000 căn, tập đoàn Hoàng Quân 50 000 căn …

Vấn đề còn lại là người có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận được các căn hộ xã hội này không, khi thị trường địa ốc tại Việt Nam cứ tăng lên chóng mặt ? Theo nhận định của các chuyên gia về địa ốc, giá trung bình của nhà ở xã hội phải xoay quanh con số 20 – 25  triệu đồng / m2 thì người thu nhập thấp mới tiếp cận được. Ngoài gói ưu đãi 120 000 tỷ dành cho doanh nghiệp để thực hiện dự án (mà hiện nay do cơ chế còn bị nhiều vướng mắc, hiện đang được tháo gỡ), Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng phát hành trái phiếu Chính phủ để có vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội giúp thực hiện chính sách ưu đãi về vay vốn cho người dân (khoảng 100 000 tỷ).

dienhai.nguyen@free.fr

Review overview
NO COMMENTS

Sorry, the comment form is closed at this time.