Việt kiều có thể mua nhà trong nước thuận lợi hơn
Hiện nay, Việt kiều có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam ngày càng tăng. Và câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là, Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không
Hiện nay, Việt kiều có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam ngày càng tăng. Và câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là, Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không ? Pháp luật quy định cụ thể vấn đề này thế nào?
Việt kiều là công dân Việt Nam (có hộ chiếu Việt Nam) hoặc người gốc Việt Nam (có hộ chiếu nước ngoài nhưng có giấy chứng minh là người Việt Nam) đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài hay còn gọi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo quy định tại Luật Nhà ở hiện đang áp dụng, Việt kiều khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sẽ được mua nhà ở tại Việt Nam.
Cụ thể, điều kiện để Việt kiều được công nhận quyền sở hữu nhà ở gồm :
– Các giấy tờ Việt kiều được sử dụng khi muốn mua nhà ở tại Việt Nam gồm :
- Nếu có hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào hộ chiếu của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
- Nếu có hộ chiếu nước ngoài thì cũng phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào hộ chiếu của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và kèm theo các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận người gốc Việt Nam.
– Thông qua việc mua, thuê mua nhà ở thương mại của công ty kinh doanh bất động sản ; mua hoặc nhận tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở của cá nhân, hộ gia đình ; mua quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự xây nhà ở.
Đồng thời, theo quy định, Việt kiều nếu thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Việt kiều được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng không?
Việt kiều nếu thuộc trường hợp Việt kiều được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam thì có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường được gọi là sổ đỏ, sổ hồng).
Cụ thể, việc ghi thông tin Việt kiều trên sổ đỏ, sổ hồng sẽ gồm các nội dung sau đây:
– Tên gọi “ông” hoặc “bà” theo giới tính của cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thông tin về nhân thân của Việt kiều gồm : Họ và tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân (nếu là hộ chiếu thì ghi số hộ chiếu, nơi cấp hộ chiếu và năm cấp hộ chiếu) ; địa chỉ thường trú của người đó tại Việt Nam (nếu có).
Như vậy, cũng giống như cá nhân là người Việt Nam ở trong nước, Việt kiều nếu đủ điều kiện để sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì cũng được ghi thông tin của mình trên sổ đỏ, sổ hồng.
Hiện nay, nhiều Việt kiều đã lựa chọn giải pháp nhờ người thân đứng tên khi mua bất động sản trong nước. Điều này cũng đã dẫn đến tranh chấp, kiện tụng với một số trường hợp khi trong gia đình có vấn đề hoặc biến cố xảy ra. Cùng với đó, nhiều chủ đầu tư cũng bối rối khi không biết dự án của mình có được phép bán cho Việt kiều hay không, bởi việc này cần được các cơ quan quản lý phê duyệt.
Có khoảng 5,5 triệu người Việt ở nước ngoài và hơn 1 triệu thế hệ hai, ba có bố, mẹ hoặc ông, bà là người Việt Nam. Trong số này hơn 20% đã đến tuổi nghỉ hưu, nhiều người muốn trở về quê hương sinh sống trong những năm cuối đời.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước TP HCM, lượng kiều hối chảy về thành phố này năm ngoái cao kỷ lục với 9,46 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2022 và chiếm hơn một nửa lượng kiều hối trên cả nước. So với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố năm 2023, lượng kiều hối gấp 2,7 lần và bằng khoảng 14% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).